Là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc cao, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về sùi mào gà.

Sùi mào gà là căn bệnh gây nên bởi virus HPV, thường gặp ở cả hai giới. Dù khá lành tính, nhưng nếu để lâu không điều trị dứt điểm, nó sẽ gây khó chịu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Để phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn cần loại bỏ ngay những lầm tưởng “chết người” sau đây.

Chỉ những người quan hệ tình dục bừa bãi mới mắc sùi mào gà

Do bệnh chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, nên đây là suy nghĩ phổ biến nhất của không ít người. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Kể cả trong trường hợp cực kỳ giữ gìn, bạn vẫn có thể “dính” sùi mào gà dù “bạn tình” không “bóc bánh trả tiền”.


Virus HPV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau.
Virus HPV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau.

Thực chất, bệnh còn có một số hình thức lây nhiễm khác như: tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc niêm mạc có sùi mào gà của người bệnh, sử dụng chung đồ dùng với người bệnh hay lây từ mẹ sang con.

Bệnh sùi mào gà không tái phát

Khác với các căn bệnh như thủy đậu, quai bị, sùi mào gà biến mất không có nghĩa là nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Thực tế, có một số loại sùi mào gà vẫn có thể tái phát vài tháng hoặc vài năm sau khi được chữa khỏi. Điều này tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể. Dù mang virus, nhưng nếu hệ miễn dịch tốt, bạn vẫn có thể không bị phát bệnh. Vì thế, cách tốt nhất là bạn không nên tự điều trị tại nhà. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Nếu có bệnh, sẽ biết ngay

Đây là một trong những suy nghĩ “lầm to” khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Triệu chứng của sùi mào gà thực chất không điển hình và thường khó phát hiện, với thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân, không đau và dễ chảy máu liên kết với nhau thành mảng rộng trông giống như mào gà. Đặc biệt, chúng không hề gây đau đớn cho người bệnh.


Những vết "mào gà" thường dễ bị ngó lơ.
Những vết “mào gà” thường dễ bị ngó lơ.

Đa số người bệnh chỉ tá hỏa tìm tới bác sĩ, khi “mào gà” đã sưng to, có cảm giác ngứa dữ dội ở vùng kín, thậm chí chảy mủ.

Bệnh sùi mào gà “vô phương chữa trị”

Nhiều người mắc sùi mào gà thường có tâm lý tự ti, bi quan, cho rằng, đây là căn bệnh không thễ chữa trị. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài cách thức quen thuộc, như: chấm dung dịch, dùng thuốc,… đã có thêm một phương pháp hiện đại và hiệu quả, đó là sử dụng ánh sáng huỳnh quang chiếu lên ổ bệnh. Không chỉ loại bỏ các khối thịt sùi mào gà, ngăn chặn khả năng gây ra tổn thương của chúng, nó còn làm thay đổi cấu trúc tế bào của virus gây bệnh, hạn chế thấp nhất việc tái phát.

Bệnh sùi mào gà không thể phòng ngừa

Với những con đường lây nhiễm đa dạng, khó lường, việc phòng tránh căn bệnh này rõ ràng chẳng hề đơn giản. Thế nhưng, bạn đừng quá lo lắng đến mức trở nên lãnh cảm trước chuyện “chăn gối”, hay cực đoan đến mức xa lánh người mắc bệnh.


Đừng quá lo lắng, bi quan trước bệnh tật.
Đừng quá lo lắng, bi quan trước bệnh tật.

Để tự bảo vệ bản thân, hãy giữ vệ sinh cá nhân tốt trước và sau khi “vào cuộc”, kết thân với anh bạn “ba con sói” và giữ mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà bằng cách tiêm vắc xin. Tại Mỹ, người ta cho phép tiêm vắc xin cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên. Loại vắc xin này phòng được 4 tuýp HPV trong đó có tuýp gây sùi mào gà. Còn ở Việt Nam, loại vắc xin này mới cho phép tiêm cho nữ từ 9 đến 26 tuổi.

Dù bằng phương pháp nào để phòng ngừa và chữa trị sùi mào gà, điều quan trọng nhất là bạn hãy biết trang bị cho mình những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này, bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Yan