3 điểm lưu ý nặn mụn đúng cách không để lại sẹo da: chỉ nặn các loiaj mụn đầu đen, mụn trắng..nặn mụn theo quy trình làm sạch da – nặn mụn- chăm sóc da sau khi nặn mụn không bị sưng đỏ và sẹo thâm

  • Da thiếu nước và da khô khác nhau như thế nào?
  • Cách làm trắng da mặt nhanh nhất an toàn từ thiên nhiên

6 nguyên nhân gây ra mụn thường gặp

Thật không dễ chịu chút nào khi trên mặt bạn xuất hiện những nốt mụn xấu xí, nhất là khi bạn không biết lý do tại sao mình lại bị nổi mụn. Có phải do bạn đang stress? Hay do sự thay đổi hoocmon? Depplus sẽ chỉ ra những lý do gốc rễ gây ra vấn đề này.
1. Cọ trang điểm không sạch: Nếu muốn có một làn da mịn màng và sạch mụn, điều đầu tiên bạn cần phải thực hiện đó là vệ sinh sạch sẽ cọ trang điểm của mình. Nếu không, vi khuẩn từ cây cọ bẩn sẽ truyền sang da mặt bạn mỗi khi make up.
2. Gen di truyền: Cha mẹ hay anh chị họ của bạn bị mụn? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 81% người bị mụn là do yếu tố di truyền.

3. Thời kỳ kinh nguyệt: Hoocmon nội tiế Androgens trong thời kỳ này kích thích tuyến dầu trên da và gây ra mụn. Một số phụ nữ thường tìm đến thuốc tránh thai để làm chậm ngày “đèn đỏ”, nhưng tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến của bác sĩ về những rủi ro khi sử dụng biện pháp này.

4.Dị ứng với chất tẩy rửa: Đối với những làn da nhạy cảm, bột giặt và chất tẩy có thể gây kích ứng da. Tệ hơn, bạn còn có thể mắc chứng viêm da và nhầm lẫn tình trạng này với mụn trứng cá.

5. Thời tiết: Thay đổi thời tiết có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bạn. Nếu như bạn bị mụn khi trở về sau một kỳ nghỉ, bạn có thể cần tới gặp bác sĩ da liễu để làm giảm tình trạng này.

6. Thiếu ngủ: Không nghỉ ngơi đầy đủ làm cơ thể bạn trở nên căng thẳng. Nguyên nhân là thiếu ngủ làm tăng mức cortisol (được biết đến như một loại hoocmon “căng thẳng”) và tạo ra mụn.

Nặn mụn thế nào khỏi bị sẹo, thâm?

Nặn mụn là việc ai cũng từng làm và cũng không ít người bị sưng tấy, nhiễm trùng. Để tránh trường hợp đó, bạn cần tìm hiểu kỹ mình bị mụn gì và cách điều trị cụ thể thế nào cho đúng.

Hướng dẫn nặn mụn đúng cách không để lại sẹo

Nếu đã nặn mụn dù là tự nặn hay đến các trung tâm chăm sóc đặc trị, bạn cũng có thể cảm nhận được cảm giác khi nặn mụn như thế nào. Nhưng mà cái cảm giác một vật khó chịu đã được lấy ra khỏi da mặt mình cũng là một liều thuốc tinh thần hữu hiệu. Không chỉ dừng ở đó, nặn mụn cũng là phương pháp tốt để trị các vết mụn nhanh nhất. Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng bạn không nên nặn mụn bằng bất cứ phương pháp gì. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nặn mụn với các loại mụn mủ, mụn đầu trắng và mụn đầu đen mà thôi, còn các loại mụn mà chỉ mới xuất hiện như một vết đỏ tấy thì chẳng có gì để cho chúng ta nặn cả nhé!

1. Chỉ nên nặn mụn đầu đen, mụn trắng

Khi một số người cho rằng nặn mụn là có lợi nhưng việc cố gắng nặn sai loại mụn sẽ gây phản tác dụng. Quy tắc chung là, bạn chỉ nên nặn những loại mụn đầu đen hoặc mụn mủ. Nếu như mụn được bao phủ bởi một lớp da làm chúng ta tưởng rằng đó là mụn đầu trắng nhưng nó dày hơn, đây chính là mụn thịt và bạn đừng nên động chạm gì tới nó. Những chiếc mụn thịt cần được chuyên gia y tế dùng dao nhỏ chích ra và dân nghiệp dư thì tốt nhất không nên làm gì cả.

Các u nang xuất hiện do nguyên nhân của sự nhiễm trùng sâu ở dưới các lỗ chân lông. Cố gắng nặn các u nang này sẽ chỉ làm cho vết thương do nặn mụn bị đóng vẩy và gây khó khăn cho việc che khuyết điểm hơn là che các vết sưng tấy đấy nhé. Do đó, các chuyên gia thẩm mỹ và da liễu mới khuyên rằng, nếu bạn cố gắng nặn các loại mụn (nhưng thực chất nó vẫn đang là các u nang chưa có đầu hoặc không có mủ) thì sẽ rất dễ gây nhiễm trùng da, bầm tím da hoặc để lại sẹo trên da.

2. Các bước nặn mụn đúng cách, an toàn cho da

Làm sạch da trước khi nặn mụn

Nếu bạn quyết định tự mình nặn mụn, vậy hãy nhớ làm sạch da của mình trước tiên nhé. Làn da cần được rửa sạch và tẩy da chết. Điều này giúp loại bỏ các yếu tố có thể gây mụn trong tương lai cũng như làm sạch các đường dẫn tới lỗ chân lông. Lúc mới tắm xong cũng là lúc nặn mụn dễ dàng và lý tưởng nhất. Nếu không bạn có thể sử dụng một chiếc khăn ấm đã được xông hơi trên một bát nước nóng để áp lên mặt giúp da mặt mềm lại, lỗ chân lông nở ra và việc nặn mụn dễ dàng hơn.

Có một mẹo làm giảm mụn đầu đen hiệu quả các bạn có thể tự thử ở nhà đó là sử dụng công thức 1 muỗng cà phê baking soda với 8 oz nước cất. Chờ cho hỗn hợp khô, bạn lột nhẹ nhàng lên, những chiếc mụn đầu đen sẽ bật ra dễ dàng như hạt giống dâu tây vậy.

Không nên nặn mụn bằng móng tay

Có một phương pháp nặn mụn được các chuyên gia tin rằng là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Đầu tiên, bạn nên chắc chắn rằng các ngón tay của mình đã được bọc trong găng tay khử trùng y tế, giúp ngăn chặn bụi và vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Vằ đặc biệt là không sử dụng móng tay để nặn mụn nhé, hai cạnh ở đầu ngón tay sẽ giúp bạn nặn mụn chứ không phải móng tay đâu nhé.

Sau đó, sử dụng lực ở cạnh ngón tay theo chiều dọc (không theo chiều ngang nhé). Bạn có thể lấy một ngón tay ấn xuống để làm trụ, dùng ngón tay còn lại di chuyển ép mụn lại ngón tay trụ. Nếu cứ như thế trong 3 lần, mà đầu mụn vẫn không chồi lên, thì tức là nó đã bị tắc nghẽn ở trong lỗ chân lông, bạn cần dùng một loại sữa rửa mặt rửa sạch mạnh và sâu để loại bỏ các bụi bẩn làm tắc nghẽ lỗ chân lông rồi mới nặn mụn. Sau khi nặn mụn xong, bạn nên sử dụng oxy già hoặc tinh chất cây phỉ thấm vào môt miếng bông rồi chấm lên chỗ bị mụn. Sau đó, để cho da nghỉ ngơi trong ít nhất 1 giờ đồng hồ nhé.

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn giảm sưng, không để lại sẹo

Tất cả chúng ta đều biết làm vậy là sai, nhưng nặn mụn là một thói quen mà tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều làm trong tình huống cần thiết (bị mụn trong lần hẹn hò đầu tiên, có ai vậy không?).

Vẫn chưa xong sau khi bạn nặn mụn. Cách bạn chăm sóc vùng da sau đó sẽ xác định liệu bạn kết thúc bằng sẹo hay làm cho nhiều mụn nổi hơn ở vùng da đó. “Ngay sau đó thoa hạt phỉ hoặc toner có chứa hạt phỉ lên vùng da tổn thương” bác sĩ thẩm mỹ ở LA Tony Silla khuyên. “Điều này giúp làm mềm và mượt vùng da, giúp loại bỏ những nốt đỏ”.

Làm lạnh: Somerville cũng khuyên nên đắp đá (quấn đá vào giấy lụa nếu quá lạnh) để giảm viêm và sưng.

Chống khuẩn: Sau đó, “hãy dùng sản phẩm chống khuẩn giúp chữa lành và hình thành màn sương bảo vệ vùng da không bị khô và có vảy”, Silla nói.

Đừng chạm vào: Cuối cùng, bác sĩ Graf hướng dẫn không nên chạm tay vào vùng da này, nhằm tránh phát tán vi khuẩn. “Đặt miếng băng lên vùng da này, nếu cần”.

Cẩn thận với lớp trang điểm: Không bao giờ đánh phấn nền hay kem che khuyết điểm lên vùng da này nếu da bị vỡ và hở – rủi ro vi khuẩn thâm nhập vào mụn là cao. “Tôi đề nghị nên thoa sản phẩm dạng gel để tạo thành một lớp mỏng trên vùng da này và đảm bảo da đóng lại trước khi trang điểm”, Somerville nói.

Từ khóa:

  • Huong dan nan mun dung cach
  • Mun nao khong nen nan
  • Cham soc da sau khi nan mun

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *