Bếp là không gian nấu nướng, sinh hoạt chung có các thành viên trong gia đình. Nơi đây có lưu trữ một lượng vật dụng cũng như đồ dùng khá lớn. Vì thế, với những căn bếp có diện tích nhỏ hẹp, những giải pháp bố trí trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Đừng để khu vực nhà bếp chật làm ảnh hưởng đến cách trang trí nhà của bạn. Thay vào đó, hãy cân nhắc những ý tưởng thiết kế dưới đây để tận dụng tối đa không gian bếp của mình.
1. Giấu đồ
Nếu bạn không muốn không gian nhà bếp của mình lộn xộn hay bị hạn chế bởi các thiết bị nhỏ thì hãy học hỏi cách làm ngay dưới đây.
Không gian nhà bếp này chỉ có một bàn vì vậy các nhà thiết kế đặt một lò vi sóng nằm trong một ngăn tủ. Nhờ cách làm này mà chủ sở hữu có cho mình một bề mặt làm việc rộng rãi hơn.
2. Mặt bàn bếp
Một trong những khía cạnh thách thức nhất của việc thiết kế một gian bếp chật chính là việc đảm bảo một bề mặt bếp đủ lớn để chuẩn bị thức ăn.
Một giải pháp hữu ích được các chuyên gia khuyên dùng chính là sự dụng bệ kéo như thế này. Khi cần thiết bạn kéo phần bàn chuyên dụng này ra và sử dụng đến khi làm xong thì chỉ việc gấp lại là không gian bàn bếp lại gọn gàng ngay tức thì.
3. Kệ
Hãy để chỗ trống cho việc sử dụng nhiều kệ nối tiếp nhau cho đến sát trần. Ở đây chủ sở hữu đã thiết kế kệ trên tủ và cả hai bên cửa.
Nhờ thiết kế này mà có nhiều không gian lưu trữ được tạo ra giúp bạn có nhiều diện tích cất giữ đồ dùng trong nhà bếp hơn.
4. Ngăn kéo riêng đựng thức ăn
Đồ đựng thức ăn không chỉ làm cho nhà bếp có diện tích nhỏ của bạn trở nên chật chội và luộm thuộm hơn mà tác dụng phụ lớn nhất của nó là biến diện tích bếp trở nên nhỏ lại gấp nhiều lần. Vì thế, mỗi không gian bếp đều cần có một chiếc kệ đựng thực phẩm để tiết kiệm diện tích mà lại không gây bừa bộn cho căn phòng.
Trong không gian nhà bếp hẹp này, nhà thiết kế đã sử dụng một ngăn kéo nhỏ lắp đặt bên trong bức tường có thể kéo ra, kéo vào để giúp tối đa hóa không gian. Thiết kế trong rất gọn gàng nhưng khi kéo chúng ra thì bạn sẽ phải ngạc nhiên vì khối lượng lưu trữ kinh khủng của nó.
5. Tủ lạnh
Đôi khi mong ước duy nhất của bạn là trong căn bếp nhỏ xinh của mình có một chiếc tủ lạnh khổng lồ. Tuy nhiên, điều đó không trở thành hiện thực được vì sự thật là phòng bếp của bạn không thể chứa nổi nữa.
Vậy thì bạn hãy chọn một cách làm khác như mô hình tủ lạnh kết hợp tủ dưới đây. Sẽ vừa nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích lại đúng ý của bạn rồi.
6.Bàn thông minh
Chỉ vì nhà bếp của bạn rất nhỏ không có nghĩa là nó không thể sinh động.
Với kế hoạch thiết kế thông minh, bạn có thể thiết kế thêm một bệ nhỏ trong bếp nơi mọi người trong nhà có thể thoải mái sử dụng bữa sáng tại đây.
7. Bàn ăn nhỏ
Hãy dành chỗ ăn uống thoải mái trong bếp nhỏ gọn của bạn bằng cách lắp đặt vào đó một cái bàn nhỏ.
Thiết kế tròn cũng linh hoạt hơn vì ghế có thể di chuyển để cho các hoạt động khác.
8. Dung lượng lưu trữ phong phú
Không gian dù nhỏ đến mấy cũng có thể ứng dụng được rất nhiều không gian lưu trữ trên cao.
Thiết kế dưới đây cho thấy không gian lưu trữ được thiết kế thông minh bằng cách tận dụng tối đa mỗi inch không gian trên tường. Bạn nên chia tủ phía trên của bạn thành hai hàng, với phần dưới đựng các vật dụng thường xuyên sử dụng và cao hơn cho những thứ không thường xuyên sử dụng.
9. Cây trồng
Mang thiên nhiên tươi mát vào không gian nấu ăn nhỏ của bạn với các chậu cây nhỏ là điều rất tuyệt vời.
Một giải pháp thực hiện khá sáng tao, lắp thanh ngang bắc qua cửa để tạo ra một nơi treo các chậu cây lên. Cách này có hiệu quả rất tốt, vừa không tốn nhiều diện tích mà chậu cây vẫn hứng được rất nhiều ánh sáng mặt trời. Cách này có hiệu quả rất tốt, vừa không tốn nhiều diện tích mà chậu cây vẫn hứng được rất nhiều ánh sáng mặt trời.
10. Hai bồn rửa
Hãy dành chỗ cho khu vực rửa ở không gian góc của quầy. Các góc cạnh ở phòng bếp đủ cung cấp chỗ cho một bồn rửa đôi.
Bồn rửa đôi đối xứng nhau tạo hiệu ứng đẹp mắt cho không gian.