2 chỉ số cơ bản khi sử dụng kem chống nắng cần phải biết đó là chỉ số SPF đo lường mức độ bảo vệ chống cháy nắng trong bao nhiêu phút và PA dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2giờ phơi nắng
- Mặt nạ trị mụn cám và mụn đầu đen từ thiên nhiên
- Mặt nạ trị mụn đầu đen và se khít lỗ chân lông
2 loại kem chống nắng phổ biến trên thị trường
Kem/ gel chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).
Kem chống nắng được chia làm 2 loại : sunblock và sunscreen
Kem chống nắng Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.
Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.
Để đảm bảo khi mua sunblock, các chị hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.
Với sunblock, các chị không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).
Chống nắng loại Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.
Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA, nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen.
Ngoài ra khi dùng sunscreen các chị vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da.
Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không nhé.
Chỉ số cơ bản của kem chống nắng bạn nên biết
Chúng ta đã tìm hiểu qua về UPF và hiểu nó là chỉ số chống nắng của trang phục, nhưng chỉ số SPF, PA++++ và PPD là gì thì có lẽ nhiều bạn còn chưa rõ lắm. Mời các bạn theo dõi bài này để biết và chọn cho mình loại kem chống nắng hiệu quả.
1.Chỉ số SPF kem chống nắng có ý nghĩa gì?
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) đo lường mức độ bảo vệ chống cháy nắng (bỏng/phỏng nắng do tia UVB gây ra).
Làm sao đo được chỉ số SPF? SPF được đo bằng bôi kem chống nắng vào da người tình nguyện và đo lường thời gian cháy nắng xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng. Đo trong phòng thí nghiệm bằng dụng cụ đo quang phổ đo lường sự dẫn truyền thực sự của kem và sự thoái biến của kem chống nắng dưới ánh sáng mặt trời.
Từ đó người ta đưa ra định nghĩa về SPF như sau:
SPF là tỉ lệ thời gian ở da người được thoa kem chống nắng trước khi bị đỏ da so với người không được bảo vệ bằng kem chống nắng. Ví dụ SPF-10 là thời gian tiếp xúc không bị bỏng nắng lâu hơn 10 lần so với làn da không được thoa kem chống nắng.
Một người bị bỏng nắng sau 15 phút tiếp xúc với ánh sáng nhưng sẽ chỉ bị bỏng sau 150 phút nếu có bảo vệ bằng kem SPF-10 (lấy 10 nhân với 15). Một người khác có làn da bị bỏng nắng sau 12 phút thì kem SPF 10 chỉ bảo vệ được 120 phút (lấy 10 nhân với 12).
Các chỉ số SPF thông dụng:
- SPF 15 chặn 93% tia UVB
- SPF 30 chặn 97% tia UVB
- SPF 50 chặn 98% tia UVB
Các bạn cần chú ý điều này: SPF là chỉ số đo lường không hoàn hảo vì nó không đo được những tác hại lão hóa làn da hoặc tổn thương da không thấy được do tia UVA gây ra.
2. Chỉ số PA trong kem chống nắng
Chỉ số PPD (Persistant Pigment Darkening), là chỉ số dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2giờ phơi nắng (gây ra bởi tia UVA).
Còn chỉ số PA được dựa trên hệ thống PPD khi đó PA +++ (3 cộng) tương đương với chỉ số PPD từ 8 đến dưới 16 và PA ++++ (4 cộng) tương đương với chỉ số PPD cao hơn 16 .
Về mặt lý thuyết, kem chống nắng với chỉ số PPD = 10 cho phép một người 10 lần tiếp xúc nhiều với tia UVA so với người không thoa kem. Vì vậy, kem PA ++++ với PPD = 15 chẳng hạn, sẽ cho phép bạn 15 lần tiếp xúc nhiều với tia UVA so với người không được bảo vệ. PPD càng cao càng giữ cho bạn làn da trắng sáng.
Chỉ số PA Chỉ số PPD
PA+ Tương đương PPD từ 2 đến 4
PA++ Tương đương PPD từ 4 đến 8
PA+++ Tương đương PPD từ 8 đến 16
PA++++ (4 cộng) Tương đương PPD từ 16 trở lên
Các bạn nên nhớ điều này: Cùng một chỉ số SPF nhưng với PPD khác nhau sẽ có kết quả rất khác biệt.
PA là chỉ số bảo vệ da khỏi UVA do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản đưa ra. Trước năm 2013 các sản phẩm kem chống nắng chỉ có 3 mức là PA+, PA++ và PA+++.
Bắt đầu từ tháng 1 năm 2013 Nhật Bản đưa thêm mức PA ++++ (4 cộng) vào hệ thống đo lường sản phẩm chống nắng. Điều này có nghĩa các sản phẩm trước đó dán nhãn PA 3 cộng mà có chỉ số PPD cao hơn 16 sẽ phải dán nhãn lại thành 4 cộng.
Bí quyết sử dụng kem chống nắng đúng cách tối ưu nhất
Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu và có thể sử dụng có hiệu quả. . Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc bệnh về da, bạn nên chọn cho mình kem chống nắng cho trẻ em hoặc tinh dầu thực vật (dầu vừng) để tránh những tác động tiêu cực đến làn da của mình.
Vì kem chống nắng cho trẻ em có chứa ít chất kích thích, hóa chất các loại hơn là các công thức cho người lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh chọn kem chống nắng có chứa nước hoa hoặc cồn.
Chọn loại kem chống nắng đúng cách chính là biện pháp đầu tiên, quan trọng nhất giúp bạn chống nắng một cách hiệu quả nhất bởi các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau và theo nguyên tắc chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời càng lâu chứ không phải càng tốt đâu nhé vì vậy nhiều người đã lầm tưởng rằng chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số. Do đó, căn cứ vào đặc điểm làn da của mình, bạn hãy lựa chọn sử dụng loại kem chống nắng phù hợp:
- Kem chống nắng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, của những thương hiệu mỹ phẩm uy tín, tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng không những không phát huy tác dụng chống nắng hiệu quả mà còn gây nên những tổn hại trên da nữa đấy;
- Cần lựa chọn loại kem chống nắng dành riêng cho da mặt và toàn thân để đạt được hiệu quả chống nắng tốt nhất nhé, không nên dùng chung một loại vì tác dụng của nó hoàn toàn khác nhau mà;
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 20 – 30 đối với làn da sáng;
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF dưới 20 cho da sẫm;
- Nếu bạn muốn tăng khả năng bảo vệ dưới trời nắng gắt chỉ nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 – 50 là phù hợp nhất, còn các chỉ số rất cao từ 60-100 chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng thôi nhé bởi nếu SPF chỉ số lớn, kem lưu trên da với thời gian quá lâu sẽ kết hợp với các chất tiết của da, mồ hôi tạo nên các phản ứng hóa học sinh ra các gốc tự do gây tổn thương da, đây cũng là nguyên nhân khiến da bạn bị tàn nhang, đồi mồi nếu sử dụng trong thời gian dài đấy.
Từ khóa
- Chi so kem chong nang co ban
- Chi so spf la gi
- Y nghia cua chi so PA co trong kem chong nang
- da bị cháy nắng phải làm sao
- da bị sạm đen phải làm sao