Tự làm& đắp mặt nạ ngủ thiên nhiên bằng: giấm táo+ mật ong, lúa mạch vs mật ong hoặc dùng dầu hạnh nhân với dầu dừa là những loại mặt nạ dưỡng ẩm, tái tạo da cực tốt cho mọi loại da.

Mặt nạ ngủ là gì?

Phụ nữ Hàn nổi tiếng cầu kỳ trong việc chăm chút nhan sắc. Nếu là người quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với 10 bước dưỡng da “huyền thoại” trước khi đi ngủ mà các cô gái Hàn Quốc thuộc lòng hằng đêm. Khi phụ nữ ở những nơi khác trên thế giới chỉ mới dừng lại ở bước dùng kem dưỡng ẩm, thì họ đã phát minh thêm một loại mỹ phẩm cuối cùng cần thoa lên da mặt trước khi chìm vào giấc ngủ. Đúng như tên gọi, mặt nạ ngủ thực sự là một loại “mặt nạ”, tức là bạn sẽ không để nó luôn trên da mà cần rửa mặt sạch vào sáng hôm sau. Mặt nạ ngủ thường có cấu tạo mềm nhẹ như gel, mát và thẩm thấu khá nhanh.

Đắp mặt nạ ngủ có tác dụng gì?

Thông thường, công dụng lớn nhất của mặt nạ ngủ là cấp nước. Nhiều chuyên gia về làm đẹp cho rằng khi đi ngủ, làn da của chúng ta dễ dàng hấp thụ dưỡng chất nhất, nhưng cũng dễ bị mất nước nhất, đặc biệt là với những ai thường xuyên ngủ trong phòng điều hòa. Đó là lý do vì sao các công đoạn dưỡng ẩm trước khi ngủ cầu kỳ hơn rất nhiều so với sau khi thức dậy.

Mặt nạ ngủ về bản chất là một loại gel cô đặc có thành phần chính là nước, đi kèm với các dưỡng chất thiết yếu cho da. Khi nằm trên da suốt một đêm dài, mặt nạ ngủ sẽ thẩm thấu từ từ và giữ cho da bạn luôn được “uống nước”. Sáng hôm sau, bạn cần rửa mặt sạch với nước và thấm khô bằng khăn mềm. Khi đó, độ căng mướt, mịn màng là điều dễ dàng có thể cảm nhận được trên da, cho dù bạn có nằm trong phòng lạnh cả đêm.

Các cách làm mặt nạ ngủ tại nhà bằng thiên nhiên

1/ Mặt nạ lúa mạch và mật ong

Mặt nạ này có tác dụng cung cấp dưỡng ẩm cần thiết giúp trẻ hóa da, chống lão hóa khi bạn ngủ. Mọi làn da đều có thể sử dụng loại mặt nạ này, kể cả da nhờn.
Trộn 2 thìa lúa mạch và 2 thìa mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp. Bạn cần trộn đều trong khoảng 5 phút để lúa mạch ngào nhuyễn với mật ong. Sau đó, đắp hỗn hợp lên mặt và để qua đêm… Nên tránh để mặt nạ dây bẩn lên chăn gối.

2/ Mặt nạ ngủ từ chanh + KEM SỮA

Kem sữa có chứa các thành phần axit béo giúp dưỡng ẩm da, hạn chế nếp nhăn cho làn da căng mịn. Nước cốt chanh giúp làm sạch và nâng cao độ sáng cho da và làm mờ các vết nám, trị sẹo. Loại mặt nạ này rất thích hợp cho da thường và da khô.
Trộn đều 1 thìa kem sữa và ¼ thìa nước cốt chanh, sau đó đắp lên mặt. Để qua đêm và rửa mặt vào sáng hôm sau. Thực hiện 2 lần mỗi tuần sẽ đạt hiệu quả trẻ hóa da cao nhất.

3/ Dầu dừa và tinh dầu tràm

Khi hai loại dầu này kết hợp với nhau, nó tạo ra một loại chất dưỡng ẩm giúp giảm đỏ do phát ban và mụn trứng cá. Tính chất sát trùng sẽ giúp chữa trị và ngăn mụn xuất hiện trên mặt. Bạn chỉ cần trộn một vài giọt tinh dầu cây tràm vào một thìa dầu dừa, trộn đều sao cho thành một hỗn hợp quánh. Sau đó đắp lên mặt trước khi đi ngủ, sau đó sáng ngủ dậy rửa mặt bình thường.

4/ Mặt nạ ngủ giấm táo và mật ong

Chỉ với mật ong, giấm táo – thành phần rất đơn giản, bạn có thể tự chế được một mặt nạ ngủ cho da, giúp làm trắng và dưỡng ẩm da rất hiệu quả dành cho mùa đông.
toner-giam-tao
Bạn chỉ cần chuẩn bị 3 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng canh mật ong, 1/3 hũ kem Johnson Baby. Rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau, sử dụng muỗng nhỏ khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
Sau khi rửa mặt, bạn thoa mặt nạ giấm táo mật ong lên mặt và cổ. Với loại mặt nạ này, bạn yên tâm để qua đêm mà không cần phải lo lắng về tác dụng phụ vì các thành phần an toàn và tốt cho da. Sử dụng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao. Chỉ sau một tháng, da bạn sẽ trắng sáng và mịn màng không ngờ. Ngoài tác dụng làm trắng da, mặt nạ ngủ giấm táo còn giúp điều trị mụn, giảm viêm, điều trị da nhạy cảm, dị ứng rất hiệu quả.

4 bước đắp mặt nạ ngủ tại nhà

  • Bước 1 : Thực hiện các bước dưỡng da như thường ngày, kết hợp massage với kem dưỡng.
  • Bước 2 : Sau khi thoa xong kem dưỡng, làm ấm lòng bàn tay sau đó đắp lên mặt giúp da hấp thụ tốt hơn.
  • Bước 3: Đắp mặt nạ ngủ từ dưới lên, tránh vùng mắt, có thể đắp lên vùng cổ.
  • Bước 4: Cứ cách mỗi buổi sáng dùng nước ấm rửa sạch mặt nạ.

Đắp mặt nạ ngủ bao nhiêu lần/ tuần là đúng?

Chính vì có chứa khá nhiều dưỡng chất và khả năng cấp nước cao, mỗi tuần bạn chỉ cần dùng mặt nạ ngủ từ 1 đến 2 lần tùy vào loại da và thời tiết, môi trường nơi bạn sinh sống. Nếu xem quy trình dưỡng da hằng ngày là việc chúng ta ăn cơm, thì mặt nạ ngủ như một loại “thuốc bổ” mà thỉnh thoảng cần thêm vào khẩu phần. Thuốc bổ thì không nên dùng quá thường xuyên, và mặt nạ ngủ cũng vậy. Nếu đang băn khoăn tần suất nào là phù hợp, bạn có thể thử để biết rằng đối với làn da mình, bao nhiêu là đủ? Nếu cảm thấy da bí, hãy giảm số lần sử dụng, nếu thấy da còn khô, hãy tăng lên. Sẽ không có bất cứ một chuyên gia làm đẹp, bác sỹ da liễu nào hiểu làn da bạn hơn chính bạn. Vì thế hãy lắng nghe nó.

Cách dùng mặt nạ ngủ cũng khá đơn giản. Sau khi hoàn thành các bước dưỡng da thông thường, bạn chỉ cần lấy một lượng gel mặt nạ ngủ nhỏ, thoa đều lên toàn bộ khuôn mặt, chờ một lúc cho đến khi bề mặt da khô ráo, thẩm thấu lượng gel vừa dùng, bạn có thể đi ngủ. Khi lấy gel, bạn nên dùng muỗng nhỏ đi kèm, không nên dùng tay lấy trực tiếp để tránh lây lan vi khuẩn ra toàn bộ hũ mặt nạ. Sáng hôm sau, với những bạn có làn da khô, hãy rửa mặt với nước ấm, tiếp theo là nước lạnh, nếu bạn có làn da dầu, rửa mặt bình thường với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ quen thuộc. Bước cuối cùng là thấm khô da mặt với khăn mềm. Khi đó, làn da đã sẵn sàng cho quy trình dưỡng và trang điểm buổi sáng.

Bạn đang đọc: https://wikitieudung.com/cach-lam-mat-na-ngu-handmade-chat-hon-ca-hang-hieu

tu khoa

  • mat na bun khoang thien nhien ania
  • cách làm mặt nạ ngủ từ thiên nhiên
  • cách làm mặt nạ dưỡng da tại nhà
  • mặt nạ ngủ từ nghệ
  • mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên